Hiện nay có nhiều ca tử vọng do bệnh Whitmore gây ra, khiến nhiều người dân hoang mang đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Nhiều người vẫn chưa nắm rõ được Bệnh Whitmore là gì? Bệnh whitmore có lây không? Chính vì thế Trangdichvu.com sẽ cung cấp chi tiết về loại bệnh này để giúp bạn có thể phòng tránh tốt nhất về căn bệnh nguy hiểm này.

benh whitmore

Bệnh Whitmore là gì? Bệnh whitmore có lây không?

Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia do lây truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.

Ngày 19/11/2019 tại Việt Nam đã có 2 ca tử vong là 2  em nhỏ. Thời gian phát bệnh và điều trị trong vòng 7 tháng

» Bạn đã biết: Những cách lấy mã giảm giá Lazada cho mọi đơn hàng

Cách nhận biết bệnh Whitmore

Do có một số loại Melioidosis khác nhau và mỗi loại gây cho người bệnh những các triệu chứng khác nhau. Sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết. Dấu hiệu như sau:

Nhiễm trùng cục bộ

  • Đau hoặc sưng cục bộ
  • Sốt
  • Loét
  • Áp xe

» Xem ngay: Bảng giá vé tàu hỏa 2020 – Tết Nguyên đán Canh Tý

Nhiễm trùng phổi

  • Ho
  • Đau ngực
  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Chán ăn

Nhiễm trùng máu:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Suy hô hấp
  • Khó chịu ở bụng
  • Đau khớp
  • Mất phương hướng

Nhiễm trùng lan truyền

  • Sốt
  • Giảm cân
  • Đau dạ dày hoặc ngực
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Đau đầu
  • Động kinh

» Bạn đã biết: Cách sửa đơn hàng trên GHTK online

Bệnh Whitmore có lây không?

Bệnh whitmore có thể lây qua nhiều con đường, cụ thể:

  • Con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn.
  • Bệnh còn lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có mang vi khuẩn trong những trận gió, lốc xoáy trước cơn mưa.
  • Nhiễm bệnh khi ăn phải các thức ăn có vi khuẩn.
  • Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp-xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.
  • Lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê…

» Xem ngay: Giá cước phí giao, chuyển, ship hàng của VNPost

Cách phòng bệnh Whitmore

Hiện, Vẫn chưa có loại Vacxin nào phòng bệnh Whitmore, do đó bạn nên chủ động phòng bệnh để bảo vệ các thành viên trong gia đình.

  • Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.
  • Khi làm việc hay sinh hoạt trong những môi trường bùn đất, ẩm, ướt, môi trường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Whitmore cao: Cần chú ý tránh để bị xây xước hoặc có vết thương hở. Trong trường hợp có vết xước da, dù là nhỏ cũng cần được che chắn, bảo vệ kỹ để tránh nhiễm bệnh.
  • Khi bị xây xước da, cần được sát khuẩn kịp thời, nếu xuất hiện mụn mủ, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
  • Ngoài ra, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, ăn chín, uống chín.
  • Khi có dấu hiệu, cần đến các cơ sở y tế ngay để kịp thời điều trị.

» Tham khảo: Nên chọn đơn vị vận chuyển hàng nào an toàn và nhanh nhất

Với những thông tin trên, ho vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh Whitmore và có những biện pháp phòng tránh tốt nhất.