Bệnh Bạch Hầu đang phát triển tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và có nguy cơ lây nhiễm cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hiện nay đã có nhiều ca nhiễm và 1 ca tử vong, điều này càng gây hoang mang cho người dân. Để giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như biến chứng bệnh Bạch Hầu và cách phòng chống bệnh Bạch Hầu, Trangdichvu.com sẽ thông tin chi tiết trong nội dung dưới đây.

Tin tức liên quan:

bien chung benh bach hau

Biến chứng bệnh Bạch Hầu và cách phòng chống bệnh Bạch Hầu

Bệnh Bạch Hầu là gì?

Bệnh Bạch Hầu (tiếng Anh: diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheria – gây ra.

Bệnh Bạch Hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn của người bệnh có thể lây nhiễm và tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh từ vài ngày đến vài tuần, ví dụ: trong nước, sữa uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần… Bệnh dễ lây hơn trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có khả năng miễn dịch thấp. Sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người bệnh sẽ phát bệnh. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau.

Biến chứng bệnh Bạch Hầu

Dịch bệnh Bạch Hầu dẫn đến một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng:

  • Độc tố Bạch Hầu khi ngấm vào máu sẽ gây tình trạng nhiễm độc toàn thân, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác, gây viêm cơ tim hoặc loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong.
  • Viêm tai giữa, viêm phổi do liệt cơ hoành, liệt tay, liệt chân.

Cách phòng chống bệnh Bạch Hầu

Để chủ động phòng chống bệnh Bạch Hầu, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch Hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đầy đủ, đúng lịch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Khi có những biểu hiện nghi bạch hầu như sốt, đau họng, xuất hiện giả mạc trắng xám trong họng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Với những thông tin trên hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về biến chứng bệnh Bạch Hầu và có những cách phòng tránh hiệu quả.