Hiện nay, dịch đau mắt đỏ đang có xu hướng tăng mạnh trên cả nước. Đau mắt đỏ có thể bị ở mọi lứa tuổi và đặc biết là rấ dễ lây. Vậy đau mắt đỏ có tự khỏi không? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra trong lúc gặp phải tình trạng này, hãy cùng trangdichvu.com tìm hiểu ngay sau đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

dau mat do co tu khoi khong

Đau mắt đỏ có tự khỏi không?

1. Triệu chứng của đau mắt đỏ

Thời gian ủ bệnh mắt đỏ thường tầm khoảng 3 ngày. Có khá nhiều triệu chứng gặp phải khi đau mắt đỏ như:

  • Lúc đầu đỏ 1 mắt, vài ngày sau đỏ cả 2 mắt.
  • Mắt rất ngứa, trong mắt như bị dính hạt sạn.
  • Sáng ngủ dậy mắt đổ ghèn rất nhiều, đau nhức, thường xuyên bị chảy nước mắt.
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ tím.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng, gây khó chịu khi tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.
  • Có thể sốt nhẹ, nổi hạch trước tai.

Trong nhà chỉ cần có một người bị đau mắt đỏ thì các thành viên còn lại hầu hết sẽ bị theo vì bệnh này rất dễ lây.

Bảng giá quân huy mới nhất 2023

2. Đau mắt đỏ có tự khỏi không?

Đau mắt đỏ khó có thể tự khỏi được, cần phải qua quá trình điều trị. Đau mắt đỏ có thể tự khỏi khi nguyên nhân gây ra là do virus. Nhưng đối với trường hợp đau mắt đỏ do virus đi kèm với nhiễm khuẩn  do cách vệ sinh mắt không tốt, môi trường độc hại thì rất khó tự lành. Vậy nên, khi gặp các triệu chứng như trên thì tốt nhất mọi người nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều tri kịp thời. Tránh trường hợp để đau lâu hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như viêm loét giác mạc, không nhìn rõ và có thể dẫn tới mù lòa. Thông thường đau mắt đỏ sẽ khỏi từ 1 tuần đến 2 tuần nếu phát hiện và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ.

3. Nguyên nhân đau mắt đỏ

Những nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ là:

  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn.
  • Đau mắt đỏ do các loại virus.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng hóa chất, lông động vật, khói bụi, thuốc bảo vệ thực vật,..
  • Do tiếp xúc trực tiếp với người bị đau mắt đỏ (tiếp xúc với tay, mắt, những đồ dùng của người đau mắt đỏ,…)
  • Do sử dụng kính áp tròng thường xuyên, đặc biệt là đeo liên tục hàng tuần.
  • Do môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm tạo điều kiện cho virus phát triển nhanh.
  • Đau mắt đỏ còn do nguyên nhân là dị ứng như thời tiết (khí hậu nắng nóng, độ ẩm không khí cao).

4. Cách điều trị đau mắt đỏ an toàn

4.1. Phương pháp điều trị

Tùy theo mức độ đau mắt đỏ, bạn có thể sử dụng các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ như dưới đây:

  • Chườm mắt bằng khăn mát, đây là cách điều trị đau mắt đỏ khá hiệu quả đối với các trường hợp bị nhẹ, mới xuất hiện triệu chứng. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch, ngâm trong nước mát, sau đó vắt thật kiệt nước và đắp lên vùng mắt bị đau. Sau khi chườm mát thì mắt sẽ bớt sưng và bớt đau rát hơn. Nhưng với cách này thì bạn nên lưu ý là không sử dụng đá hoặc nước quá lạnh để đắp lên mắt vì có thể gây phản tác dụng.
  • Rửa mắt và giữ vệ sinh mắt thật sạch sẽ bằng nước muối sinh lí hoặc nước cất, không được dụi mắt.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng theo đơn đã kê của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách, khi nhỏ thì không để đầu thuốc chạm vào mắt.
cach chua dau mat do

Khi nhỏ mắt thì không để sát đầu lọ vào mắt

  • Trong trường hợp thấy các triệu chứng bất thường, thì người bệnh nên lập tức liên hệ với bác sĩ. Hoặc tới ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gặp những biến chứng nghiêm trọng.

4.2. Thực phẩm nên ăn khi đau mắt đỏ

  • Nên ăn các loại rau củ có màu xanh như: cải, đậu đũa, súp lơ, xu hào,… Vì trong những loại này có chứa dưỡng chất cần thiết giúp cho mắt sáng hơn, đỡ khô mắt.
  • Các loại quả mọng nước nên ăn như: Cam, bưởi, dâu, nho, trong thành phần có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho đôi mắt.
  • Người đau mắt đỏ nên ăn cà rốt, đây là loại thực phẩm được công nhận là rất tốt cho đôi mắt. Trong củ cà rốt có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Loại chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Vitamin A là chất dinh dưỡng giúp cho đôi mắt sáng khỏe.
  • Nên ăn các loại thịt đỏ đặc biệt là thịt bò. Vì trong thịt bò có chứa những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể như: chất đạm, chất béo,…
  • Các loại cá như cá thu, cá hồi,… chứa rất nhiều Omega3. Chất này có tác dụng giúp giảm viêm, sưng, đau. Đồng thời đây cũng là chất quan trọng giúp cho mắt giữ độ ẩm phù hợp. Vì vậy người lớn hay trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ nên bổ sung các loại cá nước này trong bữa ăn hàng ngày. Giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Bệnh Bạch Hầu là gì? Biến chứng như thế nào?

Mong rằng với thông tin trên, bạn đã biết được rằng đau mắt đỏ có tự khỏi không. Bị đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm, nhưng bạn vẫn nên điều trị ngay khi phát hiện để tránh trường hợp bị nặng dẫn đến lâu lành hơn. Gây nhiều trở ngại trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.