Mùa thi THPT Quốc Gia 2024 đang đến gần chính vì vậy việc cập nhật, các thông tin, kiến thức cho mùa thi là rất quan trọng. Môn Ngữ Văn luôn là môn học mà các bạn đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu và phân tích các tác phẩm văn học để chuẩn bị tốt cho kỳ thi là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này Trangdichvu.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu và Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân là một cô gái mang nhiều diễn biến tâm trạng khác nhau. Đêm tình mùa xuân là đêm giúp Mị trỗi dậy những khát khao của tuổi trẻ nhưng lại bị kiềm cặp bởi những phong tục cổ hủ. Nó là thời gian khiến Mị cảm thấy muốn chết nhưng cũng là động lực vể Mị hành động vượt qua thực tại… Chỉ trong 1 đêm tình mùa xuân của trai gái vùng cao đã khiến Mị phải sống trong bao cung bậc cảm xúc. Cùng phân tích kỹ hơn với những thông tin dưới đây bạn nhé!

phan tich nhan vat mi trong dem tinh mua xuan

Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

1. Cách viết mở bài phân tích nhân Mị trong đêm mùa xuân

Khi viết mở bài của bất kỳ tác phẩm văn học nào thì bạn cũng cần lưu ý 2 yếu tố đó chính là tác giả và đôi nét về tác phẩm sẽ phân tích. Muốn đạt điểm tối đa trong barem điểm khi phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân thì bạn cần phải:

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm
  • Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

Sau khi hoàn thành mở bài bạn tiến vào thân bài với những luận điểm, luận cứ chi tiết để phân tích bài nhân vật. Dưới đây là những gợi ý bạn có thể tìm hiểu.

Thi THPT khoanh 1 đáp án có bị liệt hay không?

2. Viết thân bài phân tích/cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Thân bài là phần chính và cũng là phần chiếm số điểm cao nhất trong bài văn của bạn. Khi phân tích bạn cần chú  ý các luận điểm sau:

2.1. Tâm trạng của Mị trước đêm tình mùa xuân

Việc phân tích này nhằm mang đến sự đối lập, làm rõ sự nổi dậy của Mị trong đêm tình.

Trước đêm mùa xuân Mị ở nhà Thống Lí Phá Tra bị đầy đọa, bị áp chế thời gian, hàng ngày Mị phải quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước dưới khe suối lên, hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bung ngô, tước đay thành sợi…. Cuộc sống của Mị như địa ngục trần gian và Mị sống như 1 người “Vô Hồn”. Mị đã lựa chọn nhẫn nhục, vô cảm và không có 1 tia hi vọng nào cho tương lai. Điều này thực sự kinh khủng bởi không có hi vọng cho tương lai thì cuộc sống cũng không còn ý nghĩa gì?

2.2. Sự bùng dậy của Mị trong đêm tình mùa Xuân

Sự trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân như những làn sóng biển, từ lăn tăn gợn sóng đến sự bùng lên mạnh mẽ và đỉnh điểm là nàng muốn bỏ nhà đi chơi. Có thể phân tích những cơn sóng lòng đó như sau:

Trước tiên về khung cảnh: Đêm tình mùa xuân được miêu tả trên mảnh đất Hồng Ngài thật thơ mộng và tình tứ ““ Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng”, “ trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hay, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man mát”.  Sự nên thơ của khung cảnh hòa cùng sự tươi trẻ của các đôi trai gái “ Trai gái, trẻ con ra sân chơi tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”; “ chiêng đánh ầm ỉ”; “ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Và đây cũng chính là khung cảnh bắt đầu gieo hi vọng cho cuộc sống của Mị.

Những cơn sóng lòng của Mị:

Khung cảnh, sự sôi động của đêm tình mùa xuân đã đánh thức nàng Mị từng buông bỏ tất tất cả, sống 1 cuộc đời vô định. Mị đã bị thu hút bời đêm tình, những kí ức của Mị ngày xuân cũng bắt đầu ùa về.  Đầu tiên khi nhớ lại ngày xuân của mình Mị cảm thấy đau thắt lòng, Mị chỉ muốn chết quách cho xong.

Sau đó Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Khi uống Mị muốn nuốt đi những phẫn nộ, muốn quên đi thực tại. Rồi Mị lại lịm mặt nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.

Mị nhớ về Mị trước đây cũng là người thổi sáo giỏi. Giờ đây Mị ngồi bên bếp và cũng thổi lá. Tiếng sáo như khiến Mị bừng tỉnh, khiến Mị sống dậy. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Tiếng sáo giúp lòng Mị sống lại những ngày xuân – Mị thổi sáo hay có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Vừa bồi hồi, vui sướng thì hiện thực ùa về. Điều này khiến Mị càng đau đớn hơn gấp trăm lần và  “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn hết cho chết ngay”.

Nhưng rồi cũng chính “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không bắt; Em không yêu, quả pao rơi rồi…” thôi thúc Mị đứng lên tìm tự do cho đời mình. Mị không còn sợ mà  “Mị đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Cái sự thắp đèn này cũng chính là Mị đang thắp lên ánh sáng cho đời mình. Và khi có ánh sáng, có định hướng thì chắc chắn ý thức sẽ bùng lên mạnh mẽ hơn.

Và đúng như vậy Mị đã đứng dậy, mị “quấn lại tóc”, “ với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”, “rút thêm cái áo” chuẩn bị đi chơi là sự chiến thắng bất ngờ của bản năng. Mị ý thức được Mị vẫn còn trẻ, Mị vẫn muốn đi chơi. Đây chính là cơn sóng mạnh mẽ nhất đã cứu cuộc đời Mị trong những tháng ngày tăm tối. Dù chỉ là trong khoảnh khắc ngắn ngủi của đêm tình mùa xuân nhưng chúng ta vẫn thấy được sự mãnh liệt, sự khao khát tự do, khao khát đổi đời của Mị.

2.3. Sự vùi dập Mị của thực tại

Tuy nhiên, thực tế vô cùng đáng buồn, tất cả những mầm vui trong Mị vừa được ươm lên đã bị A Sử ngăn lại: “ Mày muốn đi chơi à?” rồi “ bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thùng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên dây cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Một hành động vô nhân tính.

Và mặc dù bị trói nhưng Mị vẫn khao khát thế giới xuân ngoài kia. Mị vẫn sống với bản năng. Mị không biết mình đang bị trói. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Mị vẫn nghe lời ca, tiếng hát ngọt ngào, tình tứ vang lên: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mãi đến lúc Mị “vùng bước đi”, cô mới giật mình trở về với thực tại, mới thấm hiểu rõ cái cảnh ngộ bi thảm của mình: “ Tay chân đau không cựa được” và cô mới thổn thức nỗi lòng, biết mình không bằng con ngựa. Nhưng khi nghe tiếng chó sủa xa xa, đêm đã về khuya thì Mị mới khóc, lòng Mị lại bồi hồi

3. Cách viết kết bài văn phân tích

Bằng ngòi bút sắc sảo của mình Tô Hoài đã lột tả thành công tâm trạng của người phụ nữ bị giam cầm tuổi xuân. Sự mãnh liệt muốn thoát khỏi những xiềng xích vô hình kia. Và cũng qua ngòi bút này Tô Hoài đã lên án một xã hội, thực một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bọn phong kiến, thần quyền cùng núi cao Tây Bắc. Và hẳn rằng nhà văn đã đặt trọn tâm tư của mình, nhà văn cũng khao khát giải phóng mang đến sự tự do cho phụ nữ vùng cao như chính sự trỗi dậy trong lòng Mị.

Thời gian cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời

Bài viết vừa giúp bạn tìm hiểu và phân tích về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Hy vọng đây sẽ là 1 gợi ý hữu ích giúp các bạn sĩ tử có thêm những hướng hành văn mới, phân tích, lập luận tốt nhất cho bài viết của mình!